Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Sử dụng quá nhiều mì ăn liền sẽ không tốt cho sức khỏe

Hiện nay tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… sản phẩm mì gói của các doanh nghiệp như Vina Acecook, Asia Food, Vi Fon, Uni-President, Massan, Miliket... đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau.

Theo Ban bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý Cạnh tranh,Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia sản xuất mì ăn liền, sản lượng khoảng 50 tỷ gói/năm. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp này cũng ở mức cao, từ 15 – 20%/năm. Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới với số lượng từ 1 – 3 gói/người/tuần. Tuy nhiên, với giá bán trung bình từ 3.000 – 5.000 đồng/gói như hiện nay, chất lượng của hầu hết các sản phẩm mi an lien ở Việt Nam không đảm bảo, thành phần chủ yếu gồm chất béo bão hòa từ, 20 – 25%. PGS.TS Phan Thị Sửu, Hội khoa học An toàn thực phẩm Việt Nam từng nhận định, mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (shortening), ít chất xơ. Đáng chú ý là trong mì ăn liền có thành phần chất béo chiếm từ 15 - 20% - một lượng tương đối lớn và chủ yếu là dạng axít béo no (chất béo bão hòa). Hơn nữa, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (trans fat). Đây là loại chất béo khó tiêu, dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Mì ăn liền
Mì ăn liền
Ngoài ra, theo các chuyên gia ngành thực phẩm, giá trị axit trong thực phẩm chiên, bao gồm cả mì ăn liền còn có thể tăng lên khi sử dụng lại dầu hoặc dầu kém chất lượng. PGS TS. Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định, hiện tại mì ăn liền ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất theo công nghệ chiên, rán nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hóa, và nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần làm gia tăng các chất béo dạng trans fat. Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng trans, nếu trên nhãn ghi trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.

Ngoài ra, trong gói gia vị chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao. Cho đến nay, để an toàn nhiều nước đã khuyến cáo tiêu dùng thực phẩm ít trans fat và đã có một số nước đưa ra giới hạn tối đa cho phép của trans fat trong thực phẩm và phải công bố hàm lượng trans fat trên bao bì.

Về việc vì sao Việt Nam chưa đưa ra khuyến cáo hay giới hạn hàm lượng trans fat trong thực phẩm, ông Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn lý giải, đã có vài công trình nghiên cứu chỉ ra rằng trans fat có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch, nhưng các kết quả này vẫn còn tranh cãi vì vậy, nên cần chờ thêm các kết quả nghiên cứu sâu hơn. Còn đối với người tiêu dùng, nên hạn chế tiêu dùng những sản phẩm chứa nhiều trans fat. Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số công ty rất nhạy bén thông tin và họ đã công bố hàm lượng trans fat trong sản phẩm để người tiêu dùng làm cơ sở lựa chọn. Cũng xin nhấn mạnh rằng, trans fat vẫn có trong tự nhiên, nếu chúng ta sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng trans fat thấp thì cơ thể vẫn có thể điều hòa được.

Trong khi đang còn mập mờ với những chất có chứa trong mì ăn liên không tốt cho sức khỏa thì các chuyên gia khuyến cáo, với mức tiêu thụ mì ăn liền khoảng 1-3 gói/người/tuần và thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn với đa dạng mẫu mã và chủng loại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét